Đặc điểm vật lý Núi Kilimanjaro

Kibo 3D

Kilimanjaro cao khoảng 5.100 m (16.732 ft) từ chân của nó trên đồng bằng gần Moshi. Kibo được giới hạn bởi một hình nón gần như đối xứng với vách cao từ 180 đến 200m ở sườn phía nam. Những vách này tạo ra một trũng sụt miệng núi lửa rộng 2,5 km.[6] Trong trũng này là một miệng núi lửa có tên Reusch. Miệng núi lửa này được đặt theo tên tiến sĩ Richard Reusch. Tên gọi được chính phủ Tanganyika đặt năm 1954 cùng lúc với việc trao cho Reusch huy chương vàng về kỷ lục leo núi Kilmanjaro lần thứ 25. Reusch đã leo Kilimanjaro 65 lần và giúp thiết lập độ cao chính xác của miệng núi lửa này.[7][8] Trong miệng núi lửa Reusche nằm ở Ash Pit. Reusche Crater được bao bọc bởi các đụn tro núi lửa cao 400 foot (120 m).[9]

Băng

Mũ băng năm 1993

Vào cuối thập niên 1880, đỉnh Kibo bị băng bao phủ hoàn toàn với các sông băng chảy xuống ở các sườn phía tây và nam, và ngoại trừ vùng hình nón phía trong, toàn bộ vùng trũng miệng núi lửa bị băng vùi. Sông băng cũng chảy qua Western Breach.[6]

Việc kiểm tra các lõi băng được lấy từ vùng băng phía bắc chỉ ra rằng "tuyết của Kilimanjaro" (aka glaciers) có tuổi 11.700 năm.[10][11] Mũ băng liên tục phủ trên diện tích 400 kilômét vuông (150 dặm vuông Anh) đã phủ lên ngọn núi trong suốt thời kỳ băng hà lớn nhất, mở rộng qua các đỉnh Kibo và Mawenzi.[6] Băng hà đã tồn tại qua các môi trường hạn hán trong 3 thế kỷ bắt đầu từ khoảng 2200 TCN.[12]

Giai đoạn từ 1912 đến nay đã chứng kiến sự biến mất của hơn 80% băng phủ trên Kilimanjaro. Từ 1912 đến 1953 mất đi gần 1% mỗi năm, trong khi 1989–2007 mất đi gần 2,5% mỗi năm. Trong số băng vẫn còn tồn tại đến năm 2000, 26% đã mất đi cho đến năm 2007. Diện tích băng của Kilimanjaro đang mỏng dần và thu hẹp dần dường như là duy nhất trong hầu hết 12 thiên niên kỷ lịch sử, nó cùng thời với sự thu hẹp sông băng ở các vĩ độ trung-đến-thấp trên toàn cầu. Với tốc độ hiện tại, Kilimanjaro được dự đoán sẽ không còn băng vào khoảng 2022 đến 2033.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Núi Kilimanjaro http://www.kilimanjaro.cc/glacial-recession.htm http://www.climbkili.com/3d-routes/7-day-machame/ http://www.ewpnet.com/KILIMAP.HTM http://www.richardreusch.com/testimonials.php http://www.tanzaniaparks.com/kili.html http://www.geo.umass.edu/climate/doug/pubs/thompso... http://hal.univ-brest.fr/docs/00/30/44/58/PDF/Nonn... http://earthobservatory.nasa.gov/Newsroom/NewImage... http://www2.jpl.nasa.gov/srtm/tanzania.htm http://pubs.usgs.gov/pp/p1386g/africa.pdf